Thử nhìn lại bức tranh truyền giáo xưa
Năm thánh của Giáo Hội Việt Nam đang dần về những ngày cuối và trong tháng Mân Côi, cũng là tháng Giáo Hội kêu mời mọi thành phần dân Chúa cầu nguyện cho sứ vụ truyền giáo; đặc biệt là những cơn lũ trong nhiều ngày qua tại Miền trung, Giáo Hội kêu mời chúng ta thể hiện rõ hơn sứ vụ đó trong tinh thần bác ái Kitô giáo. Nhân dịp này, chúng ta thử nhìn lại bức tranh truyền giáo của các bậc cha anh chúng ta cũng như cho chúng ta có cái nhìn và đẩy mạnh hoạt động truyền giáo hiện nay.
Vì hoạt động truyền giáo cũng liên kết chặt chẽ với chính bản tính nhân loại và những ước vọng của con người. (AG 2)
Truyền giáo là vấn đề sinh tử và cũng là niềm vinh dự chính đáng của Giáo Hội từ bao đời nay. Có thể nói đó là vấn đề muôn thưở Giáo Hội phải bận tâm và luôn canh cánh bên lòng.
Ngày hôm nay quan niệm truyền giáo, hay đúng hơn, phương thức truyền giáo không còn giống như ngày xưa. Vì ngày xưa, sứ mạng đó hầu như chỉ dành cho các linh mục tu sĩ, các vị đó được sai đi đến với lương dân và “làm cho người ta trở lại” bằng việc rao giảng với “những dấu lạ kèm theo” (Mc 16, 20). Nhưng chúng ta cần phải nhìn lại bức tranh truyền giáo xưa của các bậc tiền bối cha anh qua lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, chúng ta sẽ thấy một số nét đặc trưng của việc Truyền Giáo tại Việt Nam. Nếu chúng ta thực hiện được việc thống kê, phân tích các dữ liệu lịch sử thì chúng ta sè càng thấy rõ hơn nữa. Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, chúng ta có thể rút ra những nét đặc trưng quý báu sau:
1. Văn hóa gia đình.
Đối với văn hóa người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì gia đình là rất quan trọng. Xưa cũng vậy và nay cũng vẫn vậy. Ở trong nước cũng vậy và ở hải ngoại cũng vậy. Trong lãnh vực đời cũng vậy và trong đời sống Đạo cũng vậy.
Lịch sử của các nhà truyền giáo tại Việt Nam, chúng ta gặp không biết bao nhiêu trường hợp cả một gia đình trở lại và gia đình mới trở lại ấy lôi kéo được nhiều gia khác trở lại đạo như mình. Một trường hợp khác cũng rất phổ biến là một hai thành viên của một gia đình Việt Nam nhập đạo và dần dần đưa cả gia đình vào Cộng đoàn Hội Thánh.
Dĩ nhiên mọi cuộc trở lại đều do ơn thánh Chúa ban. Nhưng ơn thánh Chúa gặp nhiều thuận lợi ở cách suy nghĩ và nếp sống của người Việt Nam, theo đó thì cha ông tổ tiên mình làm gì thì mình nên làm như thế. Trong trường hợp cha ông tổ tiên đã là người Công Giáo thì sớm muộn gì những con cái cháu chắt cũng theo chân ông bà tổ tiên nhập Đạo để cùng thờ một Chúa, cùng đi một đường. Ngược lại nhiều người muốn nhập Đạo nhưng vì tổ tiên dòng họ không hay chưa có ai là người theo Đạo Chúa nên những người này gặp khó khắn rất khó vượt qua.
2. Văn hóa làng xã, bộ tộc
Bên cạnh nét văn hóa tính gia đình, không thiếu những cuộc trở lại mang tính làng xã, bộ tộc: một người đứng đầu một thôn, một làng, một xã, một bộ tộc trở lại keo theo cuộc trở lại của cả một thôn, một làng, một bô tộc. Một già làng của một bộ tộc thiểu số chịu phép Rửa Tội thì thế nào cũng có nhiều gia đình khác làm theo. Chuyện này không chỉ xẩy ra trong quá khứ mà cả trong hiện tại cũng có. Trên các vùng Cao Nguyên (Miền Bắc hay Trung Phần), đã có nhiều cuộc trở lại tập thể, cả thôn, cả buôn làng đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
3. Là tính mộ đạo.
Người Việt Nam nặng tình cảm hơn lý trí. Vì thế trong việc giữ Đạo đa số người giáo dân quan tâm đến lòng sùng Đạo nhiều hơn đến việc hiểu Đạo và hành Đạo. Trong quá khứ các hình thái đạo đức bình dân (đọc kinh, rước kiệu, dâng hoa, dâng hạt, ngắm Đàng Thánh Giá, ngằm cuộc Thương Khó....) được phát triển mạnh mẽ và có sức lôi cuốn. Cùng với sự thay đổi của xã hội và vì người giáo dân thiếu hiểu biết tường tận về ý nghĩa và nội dung các thực hành ấy nên các hình thái đạo đức bình dân không còn sức hấp dẫn như xưa. Cũng vì nặng tính sùng đạo và coi nhẹ việc hiểu đạo nên thành phần giáo dân trí thức không mạnh và chưa đóng góp nhiều cho Giáo Hội trong những lãnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và nghệ thuật là địa bàn sở trường của họ.
4. Bác ái – tương thân tương ái.
Người Việt Nam nặng tình cảm hơn lý trí, nên trong đời sống quan tâm đến cách người ta đối xử với mình ra sao. Vì thế mà xưa cũng như nay điều hấp dẫn lôi cuốn người ngoại đến với Giáo Hội là thái độ yêu thương, giúp đỡ, phục vụ tận tình và gương sáng của những người có đạo, là những việc bác ái, từ thiện, xã hội mà Giáo hội Công giáo làm cho họ. Ở thời kỳ đầu của Giáo hội Việt Nam, người lương dân đã gọi Đạo của các nhà truyền giáo Phương Tây là Đạo Yêu khi họ chưa biết tên của Đạo Mới ấy là Đạo Chúa, là Đạo của Chúa Kitô.
Còn Giáo Hội Việt Nam ngày nay phải thú nhận rằng: tất cả công sức, tiền của mà Giáo Hội đã và sẽ bỏ ra cho các chương trình; lớp học tình thương, chương trình học bổng giúp các trẻ em nghèo hiếu học, các buổi khám bệnh phát thuốc miễn phí, những lần thăm viếng, giúp đỡ các trung tâm người gìa, tàng tật, phong cùi, chôn cất những người chết không ai chăm lo, phòng khám từ thiện… hay xây dựng các trung tâm mục vụ, cũng chỉ là "muối đổ biển" chẳng thấm tháp vào đâu! Nếu chúng ta nhìn vào bức tranh tỷ lệ phần trăm người dân Công giáo (6-7 %,) hay những khoản tiền và đặt chú trọng cho sứ mệnh truyền giáo ?
5. Vai trò người giáo dân
Bởi nét văn hóa đặc thù con người Á Đông, nhìn lại việc Truyền Giáo ở Việt Nam trong những thế kỷ đầu, các sử gia và các nhà nghiên cứu phải đặc biệt chú ý đến một thành phần giáo dân có công rất lớn trong công cuộc trọng đại là làm cho nhiều người theo đạo. Đó là các Thày Giảng của Nhà Đức Chúa Trời. Họ cộng tác chặt chẽ với các giáo sĩ trong việc truyền bá Phúc âm và xây dựng cộng đoàn, như một thứ “men trong bột”.
Người giáo dân hoạt động tích cực nhất và có công lớn nhất trong việc Truyền Giáo là các hội viên các hội đoàn Tông đồ (như các hội viên Legio Mariae) và các giáo lý viên. Đặc biệt ở những vùng cao, vùng xa, không có các linh mục, nhiều giáo dân nam có nữ có, kể cả các giáo dân sắc tộc, đã thể hiện rõ nét chức năng ngôn sứ, tư tế và phục vụ của những người đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
Còn ngày nay, “truyền giáo được hiểu là ơn gọi do Thiên Chúa ban để quí chuộng và chia sẻ kinh nghiệm cùng các nhận thức tôn giáo của mình... với những người và những cộng đồng thuộc các truyền thống văn hoá, xã hội và tôn giáo khác... Khái niệm truyền giáo như thế là một khái niệm hai chiều: đức tin được chia sẻ chứ không áp đặt, và nhà truyền giáo sẽ được hướng dẫn và trở nên phong phú nhờ việc khám phá ra ơn cứu độ của Thiên Chúa đã hoạt động nơi những người và những nền văn hoá mà họ được sai đến... Tin Mừng đến với người ta nơi con người và sứ điệp của nhà truyền giáo như là một lời mời gọi tự do và tôn trọng. Người mang Tin Mừng phải ý thức rằng mình không phải là người sở hữu tất cả chân lý, nhưng là người mang một quà tặng cứu rỗi của Thiên Chúa mà người không-ky-tô-giáo cũng đã được cảm nghiệm bằng cách này hay cách khác rồi.” (Donald Senior và Carroll Stuhmueller. C.P. )
Lời kết
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải quan tâm đến nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam mà các bậc cha anh đã làm và dấn thân hơn nữa cho việc truyền bá Phúc Âm trên quê huơng , đồng thời thúc đẩy sứ vụ truyền giáo với những biện pháp sau:
- Phát huy 5 đặc trưng của việc Truyền Giáo tại Việt Nam,
- Cổ võ mạnh mẽ ơn gọi truyền giáo trong các dòng tu, giáo xứ, giáo phận nhất là trong hàng ngũ linh mục, ứng sinh. Người ta có cảm tưởng là các đại chủng viện mới chỉ quan tâm đến việc đào tạo các linh mục triều là để ra "giữ xứ"; các dòng quan tâm nhiều hơn đến dòng của mình mà chưa quan tâm đủ đến lương dân!
- Hướng đến người lương dân làm mục tiêu “ưu tiên số một” cho hoạt động truyền giáo hiện nay. Trước hết Giáo Hội Việt Nam cần chọn ưu tiên số một của mọi hoạt động của các cộng đoàn từ giáo xứ đến giáo phận, từ hội đoàn tông đồ đến các ban mục vụ, các ủy ban giám mục là việc loan báo Tin Mừng cho lương dân, cho người Kinh cũng như người sắc tộc thiểu số.
Trên những định hướng đó, chúng ta cần vạch ra phương pháp làm việc có kế hoạch, chương trình cụ thể. Cùng với phương pháp, chương trình phải có sự cộng tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, giữa các giáo phận và giữa các giám mục, linh mục và dòng tu.
AC_cvvinhthanh
Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN
-
Thân mỏng dòn, con đâu dám tìm thập giá, Tính yếu hèn, con sợ đau khổ Chúa ơi! Kiếp nhân sinh, mang thân phận con người, Sao tránh đư...
-
Giáo họ Yên Hòa (Xứ Kẻ Mui): Khánh thành Nhà thờ mới sau 2 năm xây dựng 15.06.2011 [GPVO] - Sáng ngày 11/6/2011, đông đảo giáo dân giáo h...
-
Giáo họ Yên Hòa (xứ Kẻ Mui): Ngày hội đua thuyền mừng lễ Quan thầy 30.06.2011 Nằm trong các hoạt động mừng lễ quan thầy, vào chiều vọng l...
-
I. TÁC GIẢ Tác giả tên là Maria Phanxica Têrêsa Martin (Marie Françoise-Thérèse Martin), sinh ngày 2 tháng giêng năm 1873 tại Aleçon, N...
-
" Ơn Gọi Của Con Là TÌNH YÊU". Lạy thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su, Ngày hôm nay, đoàn giới trẻ giáo ...
-
Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình an dưới thế cho người thiện tâm Thông điệp từ trời đượ...
-
Có những lần thầm lặng nhìn Chúa, con cất tiếng nói trong tâm hồn mình rằng Lạy Chúa, con không biết cầu nguyện! Con đang cầu nguyện đó! Tro...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét