Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Cảm thông với dvungf rốn lũ Hương Khê


Đại chủng viện Vinh Thanh: Cảm thông và chia sẻ đau thương với vùng rốn lũ Hương Khê
Vũ Thanh
Trận lũ lịch sử vừa qua tại khúc ruột miền trung đã gây biết bao đau thương và thiệt hại nặng nề, cơn lũ trước chưa kịp khắc phục đứng dậy thì con lũ sau lại ập tới, cho đến nay nhiều người dân vẫn chưa hết thẩn thờ và nhiều người dân vẫn không muốn quay về nhà nữa. vì nhà không còn hoặc chẳng có chỗ mà ở nữa.
Trong sự cảm thông và tinh thần chia sớt đau thương với bà con giáo dân trong vùng rốn lũ Hương Khê. hôm nay 23/10/2010, sau buổi học, cha Đa-minh Đào Trọng Hiệu OP, (thuộc giáo xứ Đa-minh Ba Chuông giáo phận Sài gòn đang thỉnh giảng tại Đại chủng viện Vinh Thanh) (ĐCV) và cha giáo Phêrô Nguyễn Vĩnh Tâm cùng gần 10 anh em chủng sinh lên đường vào vùng rốn lũ nơi quê hương vùng đất “Rươi Mỹ Dụ Cụ Thổ Hoàng”(1)chia sớt và cảm thông với bà con giáo xứ Thổ Hoàng và giáo xứ Kẻ Vang trong tinh thần “tương thân tương ái”.
Chạy dọc con đường mòn Hồ Chí Minh từ ngã rẽ về vùng rốn lũ giáo xứ Kẻ Vang và Thổ Hoàng, trải dài trước mắt chúng tôi là một màu bạc bùn đất cũng như nhiều vùng đất hoa màu vẫn đang ngập trong biển nước và những vết tích của con lũ lịch sử trong một trăm năm qua. Mọi vật cũng như con người vẫn chưa gượng dậy nổi sau cơn lũ khủng khiếp, nhưng chúng tôi đã thấy ấm tình người hơn khi nhiều đoàn xe cứu trợ nối đuôi nhau tiến về vùng rốn lũ –giáo xứ Thổ Hoàng và Kẻ Vang.
Trên con đường bê tông liên xã vừa dủ ráo bùn, chúng tôi cũng đã tới được giáo xứ Thổ Hoàng, nơi cha J.B Nguyễn Huy Tuấn quản xứ đi chân đất ra chào chúng tôi. Sau mấy lời hởi thăm sơ qua và gửi quà lại, nhờ cha trao đến những hoàn cảnh khó khăn trong vùng giáo cũng như người lương dân.
Cha xứ dẫn đoàn chúng tôi thăm một số gia đình, nhưng đến nơi nào nhà cũng trơ trọi, sụp đổ tan hoang. Có những gia đình ở trong nhà mà không ở trên nền, bởi nhà bị nước xịch dời khỏi nền cả chụt mét. Nhiều em nhỏ sau khi nước lũ rút, đã không còn một cuốn sách, cuốn vở để đến trường; nhiều gia đình chỉ còn lại hai bàn tay trắng. Nhiều cụ già, những em nhỏ chưa khỏi bàng hoàng bởi sức mạnh dữ dội của trận lụt lịch sử. Có những cảnh thương tâm cười ra nước mắt, là có một người đàn ông, khi nước lũ dâng cao, chạy lụt cả gia đình, giờ trở về không còn gì nữa, nhà cửa tan hoang, đồ lề vật dụng không còn. Nhìn cảnh nhà như vậy nên không muốn quay về nhà mình nữa.
Cảm thông và chia sớt với mất mát đau thương mà người dân nơi đây đang hứng chịu, chúng tôi cũng nhận ra được hơi ấm tình người từ nhiều đoàn cứu trợ đến chia sẻ trực tiếp cho người dân trong từng gói mì tôm, cân gạo, cuốn vở, cái áo, cả những hạt muối. Nhất là chúng tôi thấy được nhiều bạn trẻ của nhóm Bảo vệ sự sống cũng đã đến đây chia sẻ bằng sức mình, là dựng lại nhà cho những gia đình bị sập, giúp đỡ nhiều gia đình khắc phục lại cuộc sống. Và theo cha quản xứ Thổ Hoàng, đến 40% số nhà trong vùng giáo xứ đã bị sập và nước cuốn trôi.
Rời giáo xứ Thổ Hoàng và Kẻ Vang với những bước chân đầy đầy bùn và nặng nề. Nhưng lòng chúng tôi như được ấm lên tình người khi được đến chia sớt với những người đồng loại của mình, cũng như cho chúng tôi thấy được vai trò người mục tử của mình trong tương lai, khơi lên nơi chúng tôi tấm lòng quảng đại, yêu thương.
Vũ Thanh

Không có nhận xét nào:

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN