Với một tương lai tươi sáng phía trước, châu Á đang ngày càng khám
phá lại quá khứ của mình. Để hiểu đầy đủ về sự nổi lên của châu lục này, chúng
ta phải gắn với các lực lượng đã tạo thành lịch sử của nó: di sản của phương
Tây, Hồi giáo và Phật giáo. Giờ là lúc để xem lại bài học châu Á về tôn giáo và
đa dạng văn hóa.
Khi châu Á lại nổi lên
trên trường quốc tế trong thế kỷ này, các nguồn gốc khai hóa của nó sẽ trở
thành một chủ đề được nghiên cứu và thảo luận nhiều. Người châu Á đang khám phá
lại quá khứ của mình và chuyển cảm hứng từ nó cho tương lai. Nguồn cảm hứng này
bao bọc mọi lĩnh vực, trong đó có quản lý, nghiên cứu khoa học, kiến trúc và mỹ
học. Khả năng sáng tạo đang bùng nổ mạnh mẽ và ngày càng rõ rệt trên toàn châu
Á. Thế giới phương Tây đã trải qua một giai đoạn tương tự khi họ nổi lên trong
thời Trung Cổ. Chính bởi vậy, "sự phục hưng" thế giới đã phải thích
nghi với sự tái nổi lên của châu Á ngày nay.
Trong một phần của sự
phục hưng này, Quốc hội Ấn Độ mới đây đã thông qua một đạo luật tái xây dựng
trường Đại học Nalanda thành đại học quốc tế. Nalanda từng là trường đại học cổ
nhất thế giới, hưng thịnh qua nhiều thế kỷ trước khi bị phá hủy trong cuộc xâm
lược của người Afghanistan trong thế kỷ 12.
Nếu xác định nguồn gốc
của nền văn minh phương Tây ở Hy Lạp, Rome và Cơ đốc giáo - Do Thái, thì nguồn
gốc nền văn minh Đông Á chính là ảnh hưởng của Đạo Khổng, Nho giáo và Phật giáo
Đại thừa. Và cũng đúng như việc quá khứ của châu Âu một phần được tìm lại thông
qua cỗ xe Arập - dành cho những người Arập say mê nền văn minh của người Hy Lạp
cổ và công việc của họ đã được truyền tải vào ngôn ngữ Arập khi người phương
Tây vẫn ở trong kỷ nguyên đen tối -, quá khứ của châu Á một phần được tìm lại
thông qua cỗ xe phương Tây. Không có sự đóng góp lớn của các học giả phương
Tây, sự hiểu biết của chúng ta về chính quá khứ của chúng ta tại châu Á sẽ ít
hơn ngày nay rất nhiều.
Nơi gặp nhau của các tôn giáo lớn trên thế giới
Nói về di sản Phật giáo
tại châu Á dễ hơn nhiều việc nói về sự tương tác khó khăn của Do Thái giáo, Cơ
đốc giáo, và Hồi giáo trong các thế kỷ qua. Đối với hậu duệ của Abraham - tổ
phụ của dân Do Thái và dân Aập - thì đó là một lịch sử của xung đột. Tuy nhiên,
trong trường hợp Phật giáo sau cuộc tắm máu ở Kalinga khiến Ashoka bị sốc và
đẩy ông đi theo một con đường khác, thông điệp nói chung là hòa bình, tình
thương yêu và sự chấp nhận. Phật giáo dạy chúng ta rằng không gì là vĩnh cửu.
Điều này nhắc chúng ta rằng không nên kiêu căng, ngạo mạn. Phật giáo dạy chúng
ta rằng mọi hành động đều có kết quả. Điều này nhắc chúng ta phải sống tốt.
Tính nhân văn sâu sắc trong đạo Phật là một giá trị chúng ta cần nhiều hơn bất
cứ thứ gì trong một thế giới nhỏ bé mà không tôn giáo nào, không nhóm sắc tộc
nào chiếm đa số.
Nằm giữa Đông Á và Nam Á
là Đông Nam Á, nơi tất cả tôn giáo và văn hóa lớn nhất trên thế giới gặp nhau
và trộn lẫn vào nhau. Nếu chúng ta không thể sống với những người khác với ta
về đức tin, sẽ không có hòa bình hay đối tác. Dưới những làn gió trao đổi
thương mại, mở ra ở Đông Nam Á những nền văn hóa trong đó các nhóm dân tộc và
tôn giáo khác nhau có thể cùng chung sống. Sự mềm dẻo này xuất phát từ Ấn Độ
giáo và Phật giáo, được du nhập đến đây từ hơn 2.000 năm trước. Nhiều thầy tu
lớn như Fa Xian và Yi Jing, những người đã đi lại giữa Nam Á và Đông Á và dành
thời gian ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Sriwijaya, Sumatra.
Sự pha trộn là một cách
sống ở Đông Nam Á. Trong nhiều thành phố nơi đây, không khó để tìm những đền
thờ Hồi giáo, điện thờ của Phật giáo và nhà thờ của Thiên Chúa giáo ở một
khoảng cách không xa nhau, thậm chí liền kề. Điều này có đặt ra vấn đề gì
không? Có, tất nhiên, hàng ngày! Nhưng khôn ngoan hơn cả là khoan dung, giúp đỡ
và tìm cách để chung sống.
Di sản Hồi giáo và Tây phương ở châu Á
Bên cạnh di sản Phật
giáo, di sản Hồi giáo và Tây phương cũng là những yếu tố hợp nhất quan trọng ở
châu Á. Khác với sự gặp gỡ lịch sử của đạo hồi với phương Tây, vốn thường không
hạnh phúc, sự xuất hiện của đạo Hồi ở Đông Nam Á rất khác biệt. Nó đem tới sự
trong lành, thanh sạch và một hệ thống niềm tin tạo điều kiện cho trao đổi
thương mại. Trong một thời gian dài, con đường tơ lụa trên biển từ Địa Trung
Hải tới Trung Quốc do các thương gia Hồi giáo làm chủ. Sự ảnh hưởng của người
Ottoman đối với người Hồi giáo ở Đông Nam Á rất sâu sắc. Songkok - trang phục
của người Hồi giáo ở Đông Nam Á - là thánh tích cho thấy sự ảnh hưởng này.
Đạo Hồi đến Đông Nam Á
không chỉ từ Trung Đông và Ấn Độ, mà còn từ Trung Quốc. Các hạm đội lớn thời
nhà Minh Trung Hoa đã vượt biển tới Đông Nam Á và Ấn Độ Dương cách đây 600 năm
do các đô đốc người Hồi giáo điều khiển, nổi tiếng nhất tất nhiên là ông Trịnh
Hòa (Zheng He). Di sản Hồi giáo vì vậy là một chủ đề khác trong sự phục hưng của
châu Á.
Sẽ không hiểu được sự
phục hưng của châu Á nếu không nghiên cứu tầm ảnh hưởng của phương Tây trong
500 năm qua. Dù vai trò chế ngự của phương Tây đã giảm, tác động của nó lên mọi
mặt của cuộc sống ở châu Á là rõ rệt, kéo dài và ở mọi nơi. Sự trở lại của châu
Á gắn liền với nhiều đóng góp tích cực của phương Tây, trong đó có những ý
tưởng dân chủ, xã hội chủ nghĩa và quyền cá nhân. Ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo
ở châu Á cũng lan tỏa khắp nơi. Nếu các hội truyền giáo Thiên Chúa không hy
sinh cuộc sống của mình để truyền giáo cho hàng triệu người châu Á, thì quá
trình hiện đại hóa châu Á còn lâu mới diễn ra.
Tinh thần quốc tế của Đại học Nalanda
Trong hơn 700 năm qua,
trường đại học lớn ở Nalanda đã là một trung tâm giáo dục một loạt bộ môn, như
triết học, khoa học, toán học và sức khỏe cộng đồng. Nalanda là một biểu tượng
của sự phục hưng châu Á trong thế kỷ 21 và sẽ thu hút sinh viên và các học giả
từ mọi nơi, như nó đã từng làm trước đây. Nó sẽ lại sẵn sàng vì sự tiến bộ
chung của toàn nhân loại có tri thức trên thế giới. Theo cách này, dự án
Nalanda không chỉ là một cách tán dương quá khứ, mà còn là một nguồn cảm hứng
cho tương lai của châu Á và thế giới. Trong một thế giới đa cực hỗn độn, tinh
thần Nalanda về con người sống hài hòa với con người, về con người sống hài hòa
với thiên nhiên, và về con người sống là một phần của thiên nhiên sẽ là tinh
thần chung của chúng ta./.
George Yeo is Singapore's foreign minister. This article was
adapted from a presentation to the Berggruen Institute's 21st Century Council.