RỪNG KHÔNG LÁ
Khuya,
vắng, lạnh và tuyết rơi… một cái nhìn thấp thoáng trong màn đêm gợi lên trong
tôi một vài suy tư khiến giấc ngủ chập chờn. Tách trà quê hương chiều nay còn
sót lại chút ít, vị chát đang khiêu khích đôi bờ môi khô, vội nhấm nháp và rồi
‘‘trằn trọc băn khoan giấc chẳng thành’’…
Theo
tính toán của các nhà thiên văn học thì mùa đông nước pháp bắt đầu từ ngày 21
tháng 12, ngày ngắn nhất trong năm hay còn gọi là ngày đông chí. Thời điểm này
được hiểu là những ngày trung tuần của mùa đông bởi nó sẽ sớm kết thúc vào ngày
21 tháng 3 tới. Mùa đông Pháp có gì đặc biệt ? Có lẽ chút ít trãi nghiệm
không thấm vào đâu để nói lên đặc trưng của nó, song với cảm nhận cá nhân, cách
nào đó mùa đông Pháp đã cho tôi những cảm xúc khá mới mẻ.
‘‘Rừng
không lá’, hình ảnh gần như không thấy trên đất việt, nơi có khí hậu nhiệt đới
xavan ( nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18
0c). Ngược lại, ở Châu Âu, những nước nằm trong vành đai ôn đới, chẳng hạn như nước Pháp nằm giữa vùng ôn đới nên mùa đông thường có độ âm, vì thế hình ảnh rừng không lá ở Pháp, hiện tượng bảo tồn sự sống của tự nhiên khi đông về, thường xuyên xuất hiện.( một vài thông tin bòn mót từ chút kiến thức địa lý phổ thông).
0c). Ngược lại, ở Châu Âu, những nước nằm trong vành đai ôn đới, chẳng hạn như nước Pháp nằm giữa vùng ôn đới nên mùa đông thường có độ âm, vì thế hình ảnh rừng không lá ở Pháp, hiện tượng bảo tồn sự sống của tự nhiên khi đông về, thường xuyên xuất hiện.( một vài thông tin bòn mót từ chút kiến thức địa lý phổ thông).
Mùa đông đầu tiên trên đất Pháp, có dịp tiếp
xúc với những cánh rừng không lá, hình ảnh khá mới mẻ này đã để lại trong tôi
những cảm nghĩ. Khi nhìn những đám cây đứng còi cọc giữa mùa đông giá buốt, với
những bông hoa tuyết trĩu cành người ta ngỡ rằng nó không còn sự sống. Vâng, với
cái nhìn thoáng qua thì không thể nhận diện sức sống vẫn còn tiềm ẩn bên trong.
Sức sống ấy chấp nhận cái chết bên ngoài dẫu có những tiếc nuối, sức sống ẩy
đòi hỏi tính kiên nhẫn đợi chờ và luôn hy vọng về những ngày xuân tươi đẹp,
trên hết sức sống ấy tìm nguồn dinh dưỡng nơi lòng đất để duy trì sinh mệnh.
Tôi tự hỏi phải chăng đây là thông điệp cách nào đó gợi lên sức sống, sức sống
của mùa đông?
Khi
nghĩ đến sự sống thường thì người ta liên tưởng đến mùa xuân, song mùa đông
không thiếu những hình ảnh gợi lên sức sống có giá trị riêng nó. Từ hình ảnh rừng
không lá, tôi đọc thấy trong đó sức sống nội tâm điều tối ưu cần thiết để quân
bình cuộc sống con người. Ngang qua đời mình có những lúc người ta cảm nghiệm
được niềm vui và hạnh phúc, những lúc dồi dào nghị lực sống, song không thiếu
những lúc lo âu buồn phiền và dường như lúc này ngọn đuốc sống thường bị lịm tắt
trước những cơn giông gió. Cuộc đời vì thế không phải lúc nào cũng là mùa xuân
nên cần biết cân bằng nó để những ngày sống mãi là mùa xuân.
Làm
sao để cần bằng sự sống để cuộc đời mãi là mùa xuân ? câu hỏi không dễ trả
lời, song người ta có phương tiện để thiết lập một sự quân bình thật sự trong
tâm hồn, một sự quân bình cho phép bạn sống an vui hạnh phúc trong cuộc đời.
Phương tiện đó không hề xa tầm tay và thật dễ dàng để sở hữu nó trong nhịp sống
số thời nay, đó chính là Kinh Thánh, Lời của Thiên Chúa nói với con người xuyên
suốt thời gian, Lời có sức xây dựng sự sống đích thực trong tâm hồn, Thánh Thư
gởi tín hữu Do-Thái viết :
Lời Thiên Chúa là lời sống
động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với
linh, cốt với tuỷ;( Dt 4,12).
Như những cánh rừng không lá kia duy
trì sự sống từ màu mỡ của đất, thì tâm hồn chúng ta cũng cần được bén rễ sâu rộng
nơi Lời Chúa và chấp nhận những cái chết bên ngoài cho dầu có khi phải trả những
giá đắt. Thường xuyên đặt mình trong mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa chắc
chắn sức sống trở nên sống động dồi dào trong tâm hồn. Đó chính là phương tiện
thiết lập sự bình quân để cuộc sống luôn tròn đầy trong niềm hy vọng về một mùa
xuân trên Nước Trời, mùa xuân vĩnh cửu.
Để mùa đông không băng
giá, ngược lại mùa đông đem đến thông điệp sống, hãy thắp lên trong lòng mình
ngọn lửa mến yêu Đấng đã làm người và luôn ở gần kề với mỗi chúng ta, và chúng
ta biết rằng :
Chúng ta có một vị Thượng
Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Vậy
chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin. Vị Thượng Tế của chúng ta không
phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu
thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn
tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ
giúp mỗi khi cần. ( Dt 4,14-16)
Thân ái
AAntvolo